Danh sách bút hiệu Bút hiệu của Hồ Chí Minh

Theo Tư liệu Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh có tổng cộng 175 tên và bút danh khác nhau trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông[1]. Có những tên gọi trở nên phổ biến, được nhiều người biết đến và gắn liền với các sự kiện quan trọng trong cuộc đời ông, như Nguyễn Ái Quốc dùng hầu hết thời kì ở Pháp khi viết báo; nhưng cũng có những tên gọi chỉ được sử dụng một lần duy nhất và rất ít người biết đến. Thế nhưng, tên gọi Hồ Chí Minh trở thành tên gọi chính thức của ông với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bút hiệu thường dùng

  • Hồ Chí Minh: Từ 13 tháng 8 năm 1942 đến 2 tháng 9 năm 1969.
    • C.M.Hồ: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945.
    • H.C.M.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 12 năm 1966.
  • Nguyễn Ái Quốc: Từ năm 1914 đến tháng 8 năm 1942.
    • N.A.Q.: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1922 đến tháng 9 năm 1930.
    • N. ÁI QUỐC: Dùng 1 lần ngày 16 tháng 12 năm 1927.
    • NG.A.Q: Dùng 1 lần ngày 1 tháng 8 năm 1922.
    • NGUYỄN.A.Q: Dùng tại 2 tài liệu ngày 14 tháng 10 năm 1921 và ngày 1 tháng 8 năm 1922.
    • Nguyễn Ái Dân: dùng trong bức thư gửi cán bộ ngành Y tế đăng trên Báo Nhân Dân nhân kỉ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/1955.

Bút hiệu thân mật

  • Bác: Tên gọi “Bác” xuất hiện từ dịp họp hội nghị Trung ương lần thứ 8, tháng 5 năm 1941 ở Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng.
  • Bác Hồ: Dùng tại 119 tài liệu viết từ 27 tháng 10 năm 1946 đến 21 tháng 7 năm 1969.
  • Chú Nguyễn: Dùng 1 lần tháng 3 năm 1923.

Bút hiệu khác

(xếp hạng thứ tự theo bảng chữ cái)

  • Albert de Pouvourville: Dùng trên Báo Điện Tín Thuộc Địa năm 1920.[1]
  • A.G.: Dùng tại 7 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1947 đến tháng 1 năm 1950
  • A.P.: Dùng 1 lần trong bài "Văn minh Pháp ở Đông Dương" - tạp chí Inpekorr.Tiếng Đức. số 17. 1927.
  • Bình Sơn: Dùng tại 10 tài liệu viết từ tháng 11 năm 1940 đến tháng 12 năm 1940.
  • C.B.: Dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân dân)
  • Chen Vang: Dùng năm 1923.[1]
  • C.K.: Dùng tại 9 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1960 đến tháng 3 năm 1960.
  • Chiến Thắng: Dùng tại 8 tài liệu viết từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1945.
  • Chiến Sĩ: Dùng tại 128 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 7 năm 1969.
  • Cuồng Điệt Tất Thành, C.Đ. Tất Thành: Dùng 1 lần năm 1914.[2]
  • Din: Dùng tại 3 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1952 đến tháng 7 năm 1953.
  • Đ.X.: Dùng tại 51 tài liệu viết từ tháng 6 năm 1951 đến tháng 7 năm 1954, (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc)
  • H.B: Dùng một lần tại bài "Có phê bình phải có tự phê bình" - Báo Nhân dân số 488 ngày 4 tháng 7 năm 1955.
  • Henri Tren: Ghi trong thẻ đảng viên Đảng Cộng sản Pháp năm 1922.[1]
  • HOWANG T.S.: Dùng 1 lần tại Báo cáo trong Đại hội công nhân và nông dân ngày 2 tháng 5 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc).
  • Hồ:Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 5 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947.
  • H.T.: Dùng 1 lần tại bài "Bà Trưng Trắc" đăng trên báo Thanh Niên, số 72 ngày 12 tháng 12 năm 1926.
  • La Lập: Dùng 1 lần tại báo Nhân dân số 4530 ngày 1 tháng 9 năm 1966.
  • Lê Ba: Dùng 1 lần tại bài "Trả lời ông Menxphin thượng nghị sĩ Mỹ" ngày 20 tháng 4 năm 1966 (báo Nhân dân số 4407).
  • Lê Nhân: Dùng 1 lần tại bài "Thất bại và thành công" - báo Nhân dân số 117 ngày 19 tháng 8 năm 1949.
  • Lin: Dùng tại 5 tài liệu viết từ tháng 1 năm 1935 đến tháng 9 năm 1939.
  • L.T.: Dùng tại 4 tài liệu viết từ tháng 4 năm 1925 đến tháng 5 năm 1954.
  • Lý An Nam: Dùng thay thế với tên Lý Thụy.
  • Lý Mỗ: Xuất hiện trong bài báo trên Báo Công Nhân Chi Lộ Đặc Hiệu, số 20, ra ngày 14 tháng 7 năm 1925.
  • Lý Thụy: Dùng tại 2 tài liệu từ ngày 18 tháng 12 năm 1924 đến ngày 6 tháng 1 năm 1926. Cũng dùng khi làm phiên dịch cho phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn năm 1924.
  • Mai Hữu Phúc: Dùng 1 lần.
  • N.: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 2 năm 1922 đến tháng 1 năm 1924.
  • N.A.K.: Dùng 2 lần trong: "Thư gửi Quốc tế nông dân" ngày 3 tháng 2 năm 1928 và thư báo cáo "Cuộc đình công lớn của công nhân dầu lửa" gửi Quốc tế Cộng sản ngày 6 tháng 3 năm 1931.[3]
  • N.K.: Dùng một lần tại bài "Sự thống trị của đế quốc Pháp tại Đông Dương"-Tạp chí Inprekorr. bản tiếng Pháp. ngày 15 tháng 10 năm 1927.
  • Nguyễn: Dùng tại 2 tài liệu từ tháng 4 năm 1924 đến tháng 8 năm 1928.
  • Nguyễn Du Kích: Dùng một lần khi dịch cuốn "Tỉnh ủy bí mật" (tác giả: A. F. Phedorov) từ tiếng Nga sang tiếng Việt vào đầu năm 1950 [4]
  • Nói Thật:
  • Nilốxki: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 10 năm 1925 đến tháng 3 năm 1926.
  • Ông Lu: Dùng 1 lần ngày 12 tháng 11 năm 1924.[5]
  • P.C.Lin: Dùng tại 8 tài liệu từ tháng 12 năm 1938 đến tháng 7 năm 1939.
  • Pôn: Dùng 1 lần ngày 27 tháng 2 năm 1930.
  • Q.T.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946.
  • Q.TH.: Dùng tại 14 tài liệu từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946.
  • Tất Thành: Dùng 4 lần năm 1914.[2]
  • T.L.: Dùng tại 80 tài liệu từ tháng 4 năm 1950 đến tháng 6 năm 1969.
  • T.Lan: Dùng 1 lần viết cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện[6].
  • Tân Sinh: Dùng 1 lần tháng 1 năm 1948.
  • Tân Trào:
  • Thanh Lan:
  • Thu Giang:
  • Trần Lực: Dùng tại 25 tài liệu từ tháng 3 năm 1949 đến tháng 1 năm 1961.
  • Trần Thắng Lợi: Dùng 1 lần ngày 18 tháng 1 năm 1949.
  • V.: Dùng tại 2 tài liệu đều trong tháng 2 năm 1931.
  • V.K.: Dùng 1 lần trong bài "Kiều bào ta ở Thái Lan luôn hướng về Tổ Quốc" ngày 3 tháng 1 năm 1960.
  • VICHTO: Dùng tại 5 tài liệu từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 4 năm 1935.
  • Vương: Dùng năm 1925, khi làm giảng viên huấn luyện chính trị tại Quảng Châu và khi liên lạc với Nguyễn Lương Bằng.
  • WANG: Dùng tại 6 tài liệu từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 6 năm 1928.
  • X. và XX.: Dùng tại 7 tài liệu từ tháng 12 năm 1926 đến tháng 3 năm 1927.
  • X.Y.Z.: Dùng tại 10 tài liệu từ tháng 10 năm 1947 đến tháng 9 năm 1950.

Bút hiệu chưa thể khẳng định

Biệt danh và bí danh khác

Chỉ dùng để hoạt động bí mật, không dùng để viết sách báo.

  • Hồ Quang: 1939-1940, dùng tại Côn Minh và Quế Lâm, Trung Quốc.[cần dẫn nguồn]
  • Line: 1938, dùng tại Diên An, Trung Quốc.[cần dẫn nguồn]
  • Paul Tất Thành: 1912.[cần dẫn nguồn]
  • Thầu Chín: 1928-1929, dùng tại Thái Lan.
  • Tống Văn Sơ (Sung Man Cho): 1930-1933, dùng khi bị bắt giam tại nhà tù Victoria, Hong Kong trong Vụ án Tống Văn Sơ.[9][10]
  • Văn Ba (đầy đủ: Nguyễn Văn Ba): tên này được sử dụng trong suốt thời gian ông làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latouche Teverille, từ ngày 5/6/1911. Trong sổ lương của tàu có tên Văn Ba[5].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bút hiệu của Hồ Chí Minh http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100903-phan-xv-p... http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=9101&r... http://www.laodong.com.vn/Home/ldcuoituan/2007/9/5... http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-... http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-... http://huc.edu.vn/chi-tiet/867/.html http://hudt.vn/chuyen-ke-ve-bac/3-bac-ho-voi-cu-ph... http://nvhtn.org.vn/suu-tam-ten-goi-bi-danh-va-but... http://www.tienphong.vn/xa-hoi/tinh-uy-bi-mat-va-b...